Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
CƠ QUAN PTGL TỔ CHỨC LỄ KHÁNH ĐẢN ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ

Ngày Rằm tháng 2 năm Ất Mùi ( 03-4-2015) CQPTGL đã ti63 chức lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng ĐạoTổ đồng hời Kỷ niệm 50 năm thành lập Cơ Quan (1965-2015).
Đại diện Các Hội thánh, các Thánh thất, Thánh tịnh, Tôn giáo bạn, Chính quyền địa phương, các đoàn thể đã đến dự đông đảo.
Nội dung cuộc lễ, Ban tổ chức đã báo cáo hoạt động hành đạo 50 năm của Cơ Quan và Thuyết đạo đề tài "Sống đời bình dị-Sống đạo tự nhiên".Ngoài ra Giáo sư Thương Văn Thanh (HT.Truyển Gáo), Linh mục Bảo Lộc (Ban Muc Vụ LiiênTôn) , Giáo sư Thượng Phong Thanh (Trưởng Ban Thư Kỳ Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh Cao Đài), Phó BanTôn Giáo TP.HCM đã phát biểu cảm tưởng rất nhiệt tình . . .


Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần 81

Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà tại Quận 2 TP.HCM cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần thứ 81 vào ngày 24 tháng 6 Giáo Ngọ ( 20- 7-2014) trùng dụng Lễ Vía Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. Đồng đạo các nơi về dự lễ rất đông đảo dưới sự chủ trì của Chức sắc lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên


Kỷ niệm ngày Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo

Ngày 19 - 6 - Giáp Ngọ, 15/7/2014 Cơ Quan PTGL đã cử hành lễ Kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Bồ Tát và Tổng kết hoạt động Phòng Khám Bệnh Phước Thiện. Các phái đoàn các Hội Thánh, Thánh thất Thánh tịnh và chính quyền đoàn thể đến dự rất đông đủ, trang nghiêm.


KỶ NIỆM THÁNH ĐÁN ĐỨC NGÔ MINH CHIÊU

Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tại Cần Thơ tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô vào 12 và 13-3-Giáo Ngọ (11. 12. 4 . 2014)
Kính mời xem ảnh nơi Thư viện ảnh của NCGL


HỘI NGHỊ TỔ CHỨC LIÊN GIAO CÁC HỘI THÁNH & CÁC TỔ CHỨC CAO ĐÀI LẦN VII

Ngày 17/3/2014 Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh & các Tổ chức Cao Đài đã khai mạc Hội nghị Liên Giao lần VII tại HT. Minh Chơn Đạo (Cà Mau) dồng thời tổ chức Hội thảo chủ đề " Vai trò nữ phái trong Đai Đạo TKPĐ)
Hội nghị có sự hiện diện của 16 đơn vị gồm các HT và các Tổ chức Cao Đài độc lập. Cuộc Hội thảo diễn ra ngày 18/3/2014, các phái đoàn Nữ phái các HT và các Tổ chức tham gia rất đông đảo với nhiều bài tham luận sâu sắc. Nhiều đại biểu Hội Phụ Nữ các tỉnh tham dự ủng hộ rất nhiệt tình.
Hội Nghị và Hội thảo được đánh giá là thành công tốt đẹp.


Họ đạo Trung Nghĩa khánh thảnh Thánh thất Trung Nghĩa

Kỷ niệm 40 năm thành lập, Họ đạo Trung Nghĩa tổ chức lễ Khánh thành Thánh thất vào ngày 20 tháng 11 năm Quý Tỵ (2013) tại huyện Châu Đức (Suối Nghệ) tỉnh Bà Rịa . (xem album Thư viện hình)


Có thể bạn chưa xem
  • Les Voies méditatives / Nguyễn Ngọc Châu

    MEDITATION ET MEDITER Selon le Larousse, " méditer " veut dire " soumettre à une profonde réflexion, à un examen, réfléchir ...


  • Người chèo đò ở Sangam chỉ xuống dòng nước đục ngầu của sông Hằng, nơi gặp dòng nước màu xanh ...


  • SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

    NĂM MỚI, NHÌN LẠI SÁNG KIẾN HÒA BÌNH CŨ Theo sáng kiến của UNESCO, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ...


  • Qua một kiếp Ngài giáng trần bên Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Ngài đã để lại cho hậu ...


  • THÔNG CÔNG / Đạt Tường

    Xin trích một đoạn Luật Hiệp Thiên Đài trong Ngọc Đế Chơn Truyền-1935: “Nói tóm tắt là, cơ bút để cầu ...


  • Thiền viện Chân Không / HÒA THƯỢNG Thích Thanh Từ

    Sau đây, chúng tôi sẽ có những lời giải thích về mục đích của tôi khi thành lập Thiền viện ...


  • Luật cảm ứng / Lê Văn Toại

    Ngoài cuốn ĐẠO ĐỨC KINH, Đức còn để lại cho đời nhiều cuốn kinh khác : KINH CẢM ỨNG dạy về ...


  • TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

    Dìu dắt cùng nhau buổi thế tàn, Đừng quên sứ mạng đến phàm gian, Tình thương vô cực trên dành sẵn, Dưới ...


  • I. XUẤT XỨ CÂU KINH II.TÌM HIỂU Ý NGHĨA 1. Chữ Hiệp 2. Chữ Thành 3. Chữ Tín III. KẾT LUẬN


  • Kinh thành Thăng Long là một tác phẩm vĩ đại dung chứa và biểu tượng của một tổng hợp Triết ...


  • 4. Anh HOÀNG ĐÌNH LẬP, nguyên là thành viên của tập thể Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý, sau ...


  • "Bần Tăng muốn chư đạo hữu tự hỏi lại lòng có khi nào lưu tâm đến cái lý xác thực ...


LÝ ĐẠO LÀ XUÂN

Thanh giao day ve xuan


Hạc trắng ngày xưa

"Hạc trắng ngày xưa" tưởng niệm chư vị tiền bối, tiền khai Đại Đạo đã dày công vun đắp nền Chơn Đạo của Đức Chí Tôn trong Tam Kỳ Phổ Độ.


KHAI XUÂN TÂM ĐẠO

Bai2 thuyết KHAI XUÂN TÂM ĐẠO


Gioi thieu cảm tác đầu xuân

Cảm tác đầu Xuân


Xem tất cả


NHỮNG DẤU ẤN CHIẾU MINH TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘNHỮNG DẤU ẤN CHIẾU MINH TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ / Thiện Chí
CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý truyền tâm pháp , CHỦ ý vào lòng ráng luyện phanh . THẦY mừng các con. THẦY miễn lễ các con.a (ĐTCG, 25 tháng 9 Bính Tý, 1936, CHỈ Ý THUYẾT MINH )

TỪ BẢN THỂ ĐAI ĐÒNG DÂN TỘC ĐẾN TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀITỪ BẢN THỂ ĐAI ĐÒNG DÂN TỘC ĐẾN TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI / Thiện Chí
TỪ BẢN THỂ ĐẠI ĐỒNG DÂN TỘC đến TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI Mỗi dân tộc trên thế giới, từ thời dựng nước, trải qua lịch sử thăng trầm giữ nước, xây dựng đời sống nhân dân no ấm phồn vinh, phát huy văn hóa dân tộc, phát triển văn minh là một chuỗi dài nỗ lực và hy sinh của nhiều thế hệ. Mỗi dân tộc đều tự hào về di sản của ông cha và tiếp tục giữ gìn phát huy truyền thống tiền nhân để lại hầu bảo vệ xây dựng tổ quốc trường tồn, tiến bộ không ngừng. Chính tình yêu nước thiêng liêng, ý chí quật cường, trí tuệ sáng tạo, lòng biết ơn tổ tiên, cộng với dân tộc tính, với bản sắc văn hóa đã đúc kết nên bản chất tiềm tàng trong mỗi người dân. . . Rồi truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm nhập giá trị nhân bản phổ quát đại đồng trong dân tộc và có khả năng tiến hóa hòa hợp với các dân tộc khác trên hế giới. Với những đặc tính trên, có thể gọi "bản chất" ấy là BẢN THỂ ĐẠI ĐỐNG DÂN TỘC.

THƯỢNG ĐẾ HIỆN HŨUTHƯỢNG ĐẾ HIỆN HŨU / Thiện Chí
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi, trong thời kỳ Hạ Ngươn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hửu hình đến thế gian để dẩn dắt thâu hồi những điểm linh-quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại-Linh-Quang.

ĐINH VỊ CON NGƯỜIĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí
Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định vị Thượng Đế” qua hình Tam giáo đồ của Minh Lý Đạo : Qua đó, chúng ta đã nhận định sự hội nhập, giao hòa của Tam giáo đạo tạo thành một tam giác đều tại trung tâm mà tâm điểm chính là đinh vị của Thượng Đế. Hai điểm nhấn của hình đồ là “ giao hòa” tạo thành “trung tâm đạo”. Lần này, định vị con người Đại đạo, chúng ta sẽ mượn hình đồ “ Con người Đại Đạo” cũng cho ta 2 yếu tố “ giao hòa” và “trung tâm đạo”

TÌM HIỂU Ý NGHĨA TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" / Thien Chi
TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh giáo trong TNHT q1: 3 Janvier 1926 Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương

NHỮNG DẤU MÓC LICH SỬ THỜI KHAI ĐẠO CAO ĐÀINHỮNG DẤU MÓC LICH SỬ THỜI KHAI ĐẠO CAO ĐÀI / Thện Chí
Samedi 18 Septembre 1926 13 tháng 8 năm Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương Các con, Thầy đã lập thành Thánh-Thất; nơi ấy là nhà chung của các con; biết à. Thầy lại quy Tam-Giáo lập thành Tân-Luật, trong rằm tháng mười có đại-hội cả Tam-Giáo nơi Thánh-Thất. Các con hay à! Sự tế tự sửa theo "Tam-Kỳ Phổ-Ðộ" cũng nơi ấy mà xuất hiện ra; rõ à! Từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn-thật là Ðạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là "Quốc-Ðạo", hiểu à!

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ  Phần IIICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần III / Thiện Chí
III. NGUYÊN LÝ ĐẠI THỪA CỦA ĐẠO PHÁP ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Hội ý qui luật “ Châu nhi phục thỉ” của cơ chế sinh thành trong vũ trụ qui luận “huờn nguyên chơn thần” của cuộc tiến hóa tâm linh cùng với phương định “chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt” của Quyền pháp “ chúng ta có nguyên lý Đại Thừa trong Đạo pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nguyên lý Đại Thừa được Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thực hiện qua tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” trên phương diện cương lĩnh của giáo thuyết và qua sứ mạng phụng hành Thiên Đạo cho công cuộc giải thoát phổ độ nhân sinh.

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần IICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần II / Thiện Chí
Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ta đã được thuyết minh về phạm trù đại vũ trụ và phạm trù tiểu vũ trụ. Cái trước là một thực tại nhất thể bao dung cả vật chất lẫn tâm linh trong đó mọi biến hóa sanh thành của vạn vật đều được qui định bất biến bởi một bản thể duy nhất đồng nhất, một động lực duy nhất tuyệt đối và một qui trình nhất định. Cái sau là thực tại đồng nhất với cái trước đang vận động trong một qui phạm giới hạn nhưng đặc điểm của nó là vẫn góp phần vào cái trước một cách tự nhiên vừa có khả năng phát triển đến cũng cực một khi đạt đến ý thức tự chủ của một tiểu vũ trụ. Cái ý thức tự chủ đó là sự “nhất quán” được đạo lý trong vũ trụ vạn vật. Cao Đài gọi là Đắc Nhất. Đắc Nhất là đứng ở vị trí của chính Trung và chấp hành được Quyền Pháp.

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ -Phần ICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ -Phần I / Thện Chí
I. NGUYÊN LÝ NHẤT NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ A. CƠ CHẾ BIẾN SANH VŨ TRỤ. B. QUI LUẬT TIẾN HÓA TÂM LINH

ĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAMĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAM / Giáo sĩ Phương Trúc
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với chủ trương phục hồi nhân bản, tạo thế nhân hòa để xây dựng xã hội an bình thánh đức và tu tánh luyện mạng trên tinh thần vô chấp, vô tướng để hòa đồng cùng bản thể của trời đất. Bài viết trình bày những giá trị văn hóa đạo đức của đạo Cao Đài và những đóng góp của văn hóa Cao Đài vào văn hóa dân tộc Việt Nam, tổng quan tình hình hoạt động của tôn giáo Cao Đài trong gần 100 năm sau khi khai đạo và nêu lên xu hướng phát triển mới của đạo Cao Đài trong tương lai. Chúng tôi rất mong có sự đồng hành hỗ trợ từ các cấp chính quyền trong việcphổ biến và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, thúc đẩy sự thống nhất tinh thần và hợp tác giữa các chi phái Cao Đài, trong việc mở rộng các hoạt động hướng đến cộng đồng xã hội, trong việc phổ biến đạo Cao Đài đến các dân tộc khác nhau trong đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam và các nước trên thế giới, nhằm góp phần lan tỏa văn hóa đạo đức và văn hóa dân tộc Việt Nam ở khắp nơi.

THƯỢNG ĐẾ ĐẾN KHAI MINH ĐẠI ĐẠO ĐÃ LÀ MỘT HI HỮUTHƯỢNG ĐẾ ĐẾN KHAI MINH ĐẠI ĐẠO ĐÃ LÀ MỘT HI HỮU / Thien Chi
Mở đầu Nhìn lại lich sử tôn giáo thế giới, qua Nhất kỳ, Nhị kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế đã trao Quyền pháp cho các đấng Giáo Tổ giáng phàm cứu độ chúng sanh. Nhưng đến thời Hạ ngươn này, Đức Cao Đài Thượng Đế mở ra đại cuộc Tam Kỳ Phổ Độ là cơ hội mấy nghìn năm một thuở, có nhiều ưu ái đối với nhân loại để chuyển đời mạt kiếp sang đời Thánh đức, nên cơ cứu thế Kỳ ba hội tụ nhiều sự kiện hi hữu. _ Đại nguyện của Đức Chí Tôn, đích thân lâm phàm mở Đạo là một hi hữu _ Ngài giáng phàm vượt thời gian không gian bằng ân điển huyền diệu đến với mọi người mọi nơi từ ngỏ ngách đến thâm sơn cùng cốc không phân biệt sang hèn quý tiện, dân tộc lạc hậu hay tiến bộ giác ngộ nhân sanh cho kịp cơ thay phàm đổi thánh cuối cùng là một hy hữu chưa tùng có.

THƯỢNG ĐỨC VÔ TRANHTHƯỢNG ĐỨC VÔ TRANH / Thiện Chí
LIỄU giải (1) cho đời nhẹ tội khiên(2 TÂM người Bồ Tát(3) rộng vô biên CHƠN như bất động,(4) chơn như chủ(5) NHƠN dục(6) bao giờ có thắng Thiên(7).

Thánh thất an ninh - Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) (Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý)

THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt vị đàn tiền.Vâng lịnh ĐỨC QUAN ÂM NHƯ LAI Tiểu Thánh đến báo đàn. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp, Tiểu Thánh chào chung, xin xuất ngoại ứng hầu, thăng.\.

Tiếp điển :

TAM thiên lục bá đạo bàng môn,
TRẤN TĨNH nhân gian thức mộng hồn;
OAI đức nếu người không chín chắn,
NGHIÊM trừng thiên luật khó bôn chôn.
QUAN thân tế chúng hà nhân sự.
ÂM điệu độ đời bậc Thế Tôn;
NHƯ thị ngã văn tùy chánh đạo,
LAI triều chiếu triệu nhập Thiên môn.

TAM TRẤN OAI NGHIÊM QUAN ÂM NHƯ LAI, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội.

Đầu năm Kỷ Dậu Bần Đạo đến trần gian để giúp chư hiền đệ muội một vài lý đạo để nhận thức vị trí của mình trong trời đất, ngõ hầu tăng tiến trên bước đường tu học chân chính để khỏi sa vào nẻo mê tín mà bị bàng môn tả đạo lôi kéo vào hố sâu vực thẳm không ngày trở lại cùng CHÍ TÔN TỪ PHỤ. Bần Đạo miễn lễ, đồng an tọa.

Những trọng điểm của Cơ Đạo kỳ Ba - Thiện Chí
Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô Minh Chiêu vào năm 1921.Tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo đêm mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu (16-12-1925), Đức Thượng Đế hạ ngọn linh cơ tại Việt Nam, tức là đã đặt viên gạch đầu tiên cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại thế gian này. Từ đó, tòa Cao Đài được thiết lập đồng thời được ban trao sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Sứ mạng phổ độ nhân sanh kỳ thứ ba này được mệnh danh là sứ mạng Đại Đạo do bởi đặc ân của Thượng Đế dành cho cơ cứu thế Hạ nguơn tức là cơ cứu độ sau cùng trước khi kết thúc một đại chu kỳ vũ trụ.

Hoàng cựcHoàng cực - Huệ Nhẫn
Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như Vương đạo, chuẩn mực trị nước của những minh quân Trung Quốc thời xưa.

Suy ngẫm đầu XuânSuy ngẫm đầu Xuân - Thiện Chí
"XUÂN LÀ CẢNH THIÊN THỜI ĐỊA LỢI,

CÓ NHƠN HÒA XUÂN MỚI THÀNH XUÂN" (*)

Trong bốn mùa, Xuân được đón chào, ưu đải nhất, bởi vì Xuân hơn hẳn về thiên thời địa lợi.

Thiên thời của Xuân là sự khởi đầu thế vận một năm do lý tự nhiên của đất trời phát động đức Nguyên của đạo Kiền. Nguyên là công năng sanh hóa trong vũ trụ, nhờ đó mà trời trong gió mát, hoa cỏ xinh tươi, mùa màng sung túc; việc ấm no không còn tất bật. Nghỉ ngơi tay cuốc tay cày, người người rộn rã chuẩn bị cho lễ hội đầu Xuân. Vậy là thành địa lợi.

Những bước ngoặt lịch sửNhững bước ngoặt lịch sử - Ban Biên Tập
Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ngoặt rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với tiền đồ.

Thượng Đế khai Đạo là một hi hữu - Chư Tiền Khai Đại Đạo
THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)

Tam dương khai thới - Đức Giáo Tông Đại Đạo
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý

Tý thời, 30 tháng Chạp rạng mùng 01 tháng Giêng Đinh Tỵ (17-02-1977)

GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, chào chư hiền đệ hiền muội. Miễn lễ, chư đệ muội đồng an tọa.

Xuân đã về trước ngõ, chư đệ muội hãy vui vẻ lên đón Chúa Xuân. Dầu có muôn vạn mùa xuân qua qua lại lại, tới tới lui lui, nhưng người khách biết thưởng xuân, thì xuân với lòng người là một, không qua không lại, không tới không lui, không thời gian ước định mà vĩnh cữu hằng tại.

Hình thể Đạo & Ý thức hệ Cao Đài - Thánh giáo Đức Lý Giáo Tông
Ôn học lời dạy của Đức Lý Giáo Tông

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý
Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)

Đi tìm những giá trị đại đồngĐi tìm những giá trị đại đồng - Ban Biên Tập
Hằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp hai chữ "đại đồng",  nhất là mục đích "Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát" của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Đối với người tín hữu Cao Đài là thế, nhưng các tôn giáo khác, các triết gia, nhiều nhà tư tưởng cũng nêu quan điểm: " tất cả tôn giáo là một", "tất cả trở về Một", " thế giới đại đồng", "toàn cầu hóa". . .

Gặp nhiều, nói nhiều rồi có lúc chúng ta in trí đó là lẽ đương nhiên, hay hơn nữa, rất dễ dàng thực hiện. Nhưng trên thực tế, bắt đầu từ đâu để tìm ra manh mối của "đại đồng"?.

Đạo Cao Đài là Tôn Giáo độc thần hay đa thần ?Đạo Cao Đài là Tôn Giáo độc thần hay đa thần ? - Thiện Chí
Đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần, đa thần, hay vừa độc thần vừa đa thần ?
Khi nghiên cứu một tôn giáo, người ta thường xếp nó vào một hệ thống phân lọai nào đó. Ví dụ tôn giáo dân tộc, tôn giáo truyền thống, tôn giáo tổng hợp, tôn giáo cải cách, tôn giáo độc thần, đa thần hay phiếm thần...

Mùa Xuân với người giáo sĩ - Huệ Ý
Bài thuyết minh giáo lý của Giáo Sĩ Huệ Ý, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.

Tháng 3-2007 (Đinh Hợi)

Quyền pháp trong cuộc sốngQuyền pháp trong cuộc sống - Tu sĩ Phương Trúc
Đôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của tôi?
Có phải do công cha nghĩa mẹ đã sanh thành và dưỡng dục tôi từng ngày?
Có phải tôi sống bởi vì tôi đang hít thở và tim tôi vẫn đang đập từng giây từng phút?
Có phải vì các tế bào trong cơ thể tôi đang được điều hòa họat động một cách rất hợp lý, chưa bị trục trặc gì đáng kể, nên tôi cũng được sống bình thường như bao con người khác?
Có phải do tình yêu thương của những người xung quanh tôi đã làm cho cuộc đời tôi trở nên sống động và đáng sống?
Có phải tôi sống bởi vì tôi còn có ích trên cõi đời này?

QUỐC SƯ VẠN HẠNHQUỐC SƯ VẠN HẠNH / TT. Thích Quảng Tùng
Quốc sư Vạn Hạnh và PG thời Lý đóng góp vào sự nghiệp hộ quốc an dân
TT. Thích Quảng Tùng
Phật giáo truyền vào Việt Nam theo các thuyền buôn từ Ấn Độ đến bằng gió mùa Tây Nam và về bằng gió mùa Đông Bắc. Theo sử sách ghi chép thì Trung tâm Phật giáo Việt Nam có từ đầu Công Nguyên tại Luy Lâu, Bắc Ninh.
Với tinh thần khế lý, khế cơ và tùy duyên bất biến Phật giáo đã hội nhập vào văn hóa bản địa về thờ cúng tổ tiên của người Việt để thành Phật giáo Việt Nam, nổi bật là tín ngưỡng Tứ Pháp.
Trong bối cảnh gần 1000 năm Bắc thuộc, Phật giáo Việt Nam sống trong lòng dân tộc, hòa mình cùng dân tộc. Nên khi đất nước bị nô dịch hà khắc thì Phật giáo cũng bị suy vong. Và cũng từ đó mà hun đúc nên các Thiền Sư vừa uyên thâm về nội điển vừa mang tư tưởng đấu tranh giành độc lập cho dân tộc như Thiền Sư Định Không, Cảm Thành và La Quý v.v…
Vào cuối thế kỷ thứ bảy, các Ngài đã dùng sấm vĩ để xác định tương lai của Đất nước và Phật giáo. Để vận động Phật tử, tín đồ và nhân dân đoàn kết lại cùng các trí thức đương thời phù Vua Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đánh tan quân đô hộ phương Bắc, giành độc lập cho Đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc và đạo pháp vào cuối thế kỷ thứ 10.

BIẾT ĐƯỜNG SINH DIỆT, DIỆT SINHBIẾT ĐƯỜNG SINH DIỆT, DIỆT SINH / Thiện Chí
“Có cái có trong tình tạo hóa,
Không là không đạo cả lưu hành,
Biết đường sanh diệt, diệt sanh;
Hoàn nguyên phản bổn, nhọc nhành chi con ?”
(Đức Diêu Trì Kim Mẫu)

QUYỀN PHÁP ĐẠO / Thiện Tín
. . ."Trong sở vật thực tại con người, điểm Quyền Pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành thánh, thay tục hóa tiên được… Các tôn giáo hiện có chỉ là cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn giáo cứu thế". Vì lẽ đó mà Đại Từ Phụ mới ban Quyền Pháp. Quyền Pháp là Thầy, là Đạo, là động năng thúc đẩy tạo thành thánh đức sau hội Long Hoa.
Bần Đạo đã nói : Quyền Pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại Đạo chớ không phải là tôn giáo."
NTTT, Ngọ, 01.01.K.Dậu (17.2.69) tr.5

Tiểu Sử Hải Thượng Lãn ÔngTiểu Sử Hải Thượng Lãn Ông / Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân), một nho gia và danh y Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê. Ông sinh năm 1720 (?), người xã Liêu xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc phủ Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Bức tranh văn hóa Sa Huỳnh đã rõ ràng hơnBức tranh văn hóa Sa Huỳnh đã rõ ràng hơn / Sưu tầm từ Báo Lao Động
Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn 40 năm trước. Tháng 4 vừa qua, 10 nhà khoa học Đức - Việt tiến hành khai quật di chỉ Lai Nghi ở Điện Bàn, Quảng Nam. Kết quả lần này cùng với hai đợt tiến hành năm trước đã cho ra bức tranh văn hóa Sa Huỳnh chi tiết hơn.

Tôn giáo và văn hóa điêu khắc Chăm (Champa)Tôn giáo và văn hóa điêu khắc Chăm (Champa) / Ban Biên Tập tổng hợp
Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra Hồi giáo cũ (Bà ni) và Hồi giáo mới (Ixlam). Hai tôn giáo Bà la môn và Hồi giáo tồn tại độc lập, và trải qua quá trình lịch sử, đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, tạo nên một thứ tôn giáo địa phương. Ngoài ra còn một số ít người Chăm còn theo đạo Công giáo và Tin Lành. Trong quá khứ Phật giáo từng đóng một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, tồn tại và phát triển song song với đạo Bà la môn từ đầu thế kỷ trước công nguyên đến thế kỷ thứ IX

Hiện chúng tôi chưa có bài viết cộng tác nào. Nhấn vào đây để gửi bài cho chúng tôi.

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây